Mì tôm là loại thực phẩm quá đỗi quen thuộc và dễ “gây nghiện” với nhiều bạn trẻ bởi sự tiện lợi, hương bị hấp dẫn, đậm đà. Tuy nhiên, nhiều người ăn mì tôm bị nóng trong người và nổi mụn triền miên. Vậy ăn mì tôm có nổi mụn không? Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ từ món khoái khẩu này? Cùng tạp chí Chia sẻ làm đẹp tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ăn mì tôm có bị nổi mụn không?
Các loại mì ăn liền được bày bán trên thị trường hiện nay đều chứa các thành phần như carbohydrate, chất béo, hương liệu và các chất phụ gia. Trung bình, mỗi gói mì sẽ cung cấp khoảng 350 calo cho cơ thể.
Về thắc mắc “Ăn mì tôm có nổi mụn không”, các chuyên gia khẳng định các chất trong mì tôm có thể gây nóng trong, ảnh hưởng đến quá trình thanh lọc cơ thể. Từ đó gây ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Đặc biệt, các loại mì cay sẽ khiến cấp độ mụn diễn ra nghiêm trọng và ồ ạt hơn.
Tóm lại, ăn mì tôm có nổi mụn không thì câu trả lời là CÓ, nhất là những người ăn mì tôm thường xuyên. Vì thế, bạn nên cân nhắc về tần suất ăn mì tôm, hạn chế thực phẩm này trong chế độ ăn để giảm thiểu các tác hại của mì tôm đến cơ thể.
nhắc việc có nên tiếp tục sử dụng loại thực phẩm này không hoặc tìm hiểu những cách ăn giúp giảm thiểu tác hại của mì tôm nhé.
Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn?
Rất nhiều người ăn mì tôm thấy da xấu hẳn đi, tiết nhờn nhiều hơn và nổi mụn mất kiểm soát. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết:
Thành phần bột mì trong mì tôm được chiên lên sẽ gây ra tình trạng khó tiêu. Điều này tạo áp lực lớn lên gan, khiến bộ phận này bị quá tải và đảo thải nhiều chất có hại cho sức khỏe.
- Mì tôm chứa hàm lượng muối rất cao. Ăn 1 gói mì đồng nghĩa với việc nạp đến ½ lượng muối cần thiết trong cả 1 ngày. Đó là lý do tại sao ăn nhiều mì tôm lại bị háo nước. Da thiếu ẩm và khô sẽ dễ bị kích ứng và nổi mụn nhiều hơn.
- Mì tôm chứa nhiều chất béo xấu nhằm đánh lừa vị giác khi ăn. Tuy nhiên, đây là “thủ phạm” khiến da càng ngày càng xấu đi và lên nhiều mụn.
Một số tác hại khi ăn quá nhiều mì tôm
Thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate. Trong khi đó, cơ thể con người cần đến 6 nhóm chất là protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước để tồn tại và phát triển. Nói như vậy có nghĩa là, ăn nhiều mì tôm không tốt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh bệnh.
Dưới đây là một số tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều mì tôm hoặc ăn không đúng cách:
- Nóng trong người: Mì tôm được chiên dầu trong nhiệt độ cao nên ăn nhiều có thể gây nóng trong, cồn cào ruột gan, háo nước, khô cổ. Ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể gây nhiệt miệng, nổi mụn
- Đầy hơi, đau dạ dày: Mì tôm chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia làm tăng áp lực lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Nạp quá nhiều mì ăn liền có thể gây đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày.
- Tăng cân, béo phì: Mì tôm không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng lại chứa quá nhiều carbohydrate và chất béo không bão hòa. Ăn quá nhiều mì tôm là cách nhanh nhất để tăng cân mất kiểm soát, gia tăng các bệnh liên quan đến chứng béo phì.
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Mì tôm chứa chủ yếu là các loại axit béo no rất khó tiêu hóa. Thêm vào đó, các chất béo này khi đi vào cơ thể còn làm tăng cholesterol xấu trong máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ …
- Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Mì tôm chứa nhiều mỡ giúp kéo dài thời gian bảo quản. Thế nhưng, đây là “thủ phạm” chính gây rối loạn nội tiết và gia tăng quá trình lão hóa trong các tế bào.
- Tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư: Nghiên cứu cho thấy, trong mì tôm có chứa nhiều chất độc có thể gây ung thư như muối, chất béo bão hòa, màu thực phẩm… Ăn mì tôm dài ngày có thể gây táo bón, ứ đọng phân trong đại tràng gây ung thư trực tràng.
- Thiếu hụt dưỡng chất: Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột mì, chất béo và các loại gia vị. Do vậy, ăn nhiều mì ăn liền trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh….
Cách ăn mì tôm không lo mụn
Để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bạn không nên ăn mì tôm quá nhiều và quá thường xuyên. Nếu đang bị “nghiện” mì ăn liền thì hãy áp dụng ngay một số mẹo dưới đây để bảo vệ sức khỏe:
- Trần qua mì tôm trước khi nấu để loại bỏ phần nào lượng dầu chiên trên bề mặt.
- Ăn mì tôm cùng nhiều rau xanh để tăng cường hàm lượng chất xơ, chất khoáng và vitamin. Không chỉ giúp kích thích vị giác mà cách này còn giảm nóng trong và đau dạ dày rất hiệu quả.
- Hạn chế nấu mì tôm cùng gói gia vị có sẵn
- Chỉ nên sử dụng một nửa gói gia vị trong mì tôm để cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
- Uống nhiều nước lọc sau khi ăn mì tôm để bù lại lượng nước thiếu hụt, đẩy nhanh quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao sau khi ăn mì tôm để giải phóng và đốt cháy mỡ thừa, tăng tiết mồ hôi và giảm nóng trong.
Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết ăn mì tôm có nổi mụn không và ăn sao cho đúng cách. Mặc dù đây là thực phẩm ăn liền tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.