Trang ChủGóc Làm ĐẹpTiêm tan Filler là gì? Công dụng và tác hại khi tiêm tan filler ra sao?

Tiêm tan Filler là gì? Công dụng và tác hại khi tiêm tan filler ra sao?

Tiêm filler đã trở nên quá phổ biến trong giới thẩm mỹ nhưng không phải ai cũng biết đến tiêm tan filler. Tuy khá tương đồng về kỹ thuật thực hiện nhưng tiêm tan filler lại có tác dụng trái ngược hoàn toàn. Vậy tiêm tan filler là gì? Tại sao phải tiêm tan filler? Sau khi thực hiện cần lưu ý những gì? Tạp chí Chia sẻ làm đẹp sẽ tháo gỡ toàn bộ thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

Tiêm tan Filler là gì?
Tiêm tan Filler là gì?

Tiêm tan filler là gì?

Tiêm tan filler được thực hiện tương tự với kỹ thuật tiêm filler. Tiêm tan filler là đưa chất làm đầy có tác dụng hòa tan và đảo thải filler vừa được tiêm vào cơ thể. Loại thuốc giải được sử dụng trong tiêm tan filler có thành phần chủ yếu là Hyaluronidase. 

Cơ chế tiêm tan filler là đảo ngược quá trình tiêm filler nếu lượng HA được tiêm quá mức vào cơ thể.  Các phân tử Hyaluronidase sẽ phân giải filler thành những phân tử cực nhỏ, sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể theo cơ chế tự nhiên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ tự phân giải ngay lập tức. Tùy vào loại filler mà thời gian đào thải có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiêm. 

Hyaluronidase là một loại enzyme tự nhiên tồn tại trong cơ thể. Nếu không giải được filler, nó cũng sẽ tự tan ra hết sau 18 tháng hoặc lâu hơn (tùy vào quá trình đào thải phân hủy của cơ thể). 

Tiêm tan filler có mấy loại?

Hiện nay, hyaluronidase gồm 3 hoạt chất phổ biến là hydase, vitrase và hylenex tương ứng với ba thương hiệu đang được phân phối rộng rãi trên thị trường là Liporase, Malinda và Hyalaze. Tuy có giá thành chênh lệch ít nhiều nhưng 3 cả loại chất giải filler đều có thành phần giống nhau.

Những yếu tố tác động đến việc tiêm tan Filler hoàn toàn

Việc tiêm tan filler có tan hoàn toàn hay không chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng hoạt chất tiêm tan filler, diện tích vùng da cần tiêm và khả năng thích ứng của mỗi người. 

Với những cơ địa dễ mẫn cảm với hoạt chất Hyaluronidase, cơ thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như ửng đỏ, sưng nhẹ và ngứa nhẹ ở vị trí tiêm. Một số trường hợp có thể bị dị ứng quá mẫn gây sưng to bất thường ở vùng da tiêm tan filler. 

Do vậy, chị em nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ thật sự uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở vị trí tiêm, chị em phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, xử lý kịp thời.

Vì sao phải tiêm tan Filler?

Tiêm tan filler là giải pháp hoàn hảo giúp khắc phục tình trạng tiêm filler hỏng. Nếu tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, filler không rõ nguồn gốc, kỹ thuật tiêm thiếu thành thạo,…có thể dẫn đến tràn filler, biến dạng, hoại tử da, da căng tức, nổi cục, sưng tấy,… thậm chí tắc động mạch, đông máu.

Vì sao phải tiêm tan Filler?
Vì sao phải tiêm tan Filler?

Do vậy, nếu sau khi tiêm filler xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trên, bạn nên tiến hành tiêm tan filler ngay lập tức để “giải cứu” cho vị trí tiêm. Tuy được đánh giá là an toàn và hiệu quả, trở thành xu thế làm đẹp trong ngành thẩm mỹ nhưng tiêm filler vẫn khó tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế mà tiêm tan filler thường được thực hiện sau những cuộc tiêm filler thất bại.

Câu hỏi thường gặp khi tiêm tan filler?

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến phương pháp tiêm tan filler:

Tiêm tan filler có khó không?(dễ không?)

Bản chất của tiêm tan filler không khác gì nhiều so với tiêm filler. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự an toàn và đem lại hiệu quả nếu thực hiện tại các cơ sở uy tín, được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế. Ngoài ra, quy trình thực hiện cũng sẽ đơn giản hơn nhiều nếu do các kỹ thuật viên, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề đảm nhận.

Tiêm tan filler có tan hoàn toàn hay không?

Đa số các trường hợp tiêm tan filler đúng kỹ thuật sẽ tan hoàn toàn, khắc phục chính xác những tác dụng phụ mà tiêm filler để lại. Tuy nhiên, tiêm tan filler vẫn có thể không tan hết trong một số trường hợp dưới đây:

  • Tiêm quá ít Hyaluronidase 
  • Tiêm tan filler sai vị trí
  • Tiêm tan filler không đúng lớp
  • Chất giải filler kém chất lượng

Do vậy, để chắc chắn rằng tiêm tan filler có thể tan hoàn toàn, các bạn hãy lựa chọn các cơ sở an toàn để tránh tình trạng phải tiêm đi tiêm lại nhiều lần. 

Sau khi tiêm tan filler thì bao lâu tiêm lại được

Tùy vào diện tích vùng da cần tiêm mà bạn có thể tiêm tan filler lại sau 3-7 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp hy hữu. Tốt nhất hãy tiêm tan filler đúng liều, tránh tái tiêm filler lần thứ hai. 

Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chính xác về việc tiêm lại cũng như khoảng cách giữa các lần tiêm tan filler.

Tiêm filler lâu rồi thì có cần phải tiêm tan hay không trước khi tiêm loại mới?

Việc tiêm tan filler nhắc lại trước khi tiêm mới có cần thiết không sẽ phụ thuộc vào thời gian tiêm filler cũng như tình trạng filler trên cơ thể sau khi thăm khám. Nếu thời gian tiêm filler chưa quá 6 tháng mà bạn vẫn ưng kỹ thuật tiêm cũ thì có thể tiêm dặm thêm filler mà không cần tiêm tan. Bác sĩ chỉ chỉ định tiêm tan filler nếu khách hàng muốn đổi loại filler để đảm bảo khả năng tạo hình đẹp nhất.

Tiêm tan filler có đắt không?

Tiêm tan filler sẽ có giá từ 2 triệu đồng trở lên. Đây là mức giá khá hợp lý trên thị trường được triển khai tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện theo đúng liệu trình.

Tuy nhiên, tùy vào diện tích vùng da tiêm tan, liều lượng filler và cơ địa mà chi phí tiêm tan filler có thể khác nhau. Ngoài ra, nhu cầu thẩm mỹ và thời gian chất làm đầy tồn tại trong cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của dịch vụ này.

Mọi thông tin chi tiết về liệu trình và chi phí tiêm tan filler, bạn nên liên hệ trực tiếp với các cơ sở thẩm mỹ để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Tiêm tan filler có tác dụng phụ không?

Tiêm tan filler có tác dụng phụ không?
Tiêm tan filler có tác dụng phụ không?

Giống với các thủ thuật thẩm mỹ khác, tiêm tan filler cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ nếu thực hiện tại các cơ sở thiếu uy tín, kém chất lượng hoặc cơ địa quá nhạy cảm. Một số rủi ro phổ biến có thể gặp phải là vết tiêm bị ửng đỏ, sưng nhẹ đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nghiêm trọng hơn là vùng tiêm sưng to bất thường.

Nếu phát hiện thấy một trong các triệu chứng trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.  

Sau tiêm tan filler cần kiêng gì?

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối sau khi tiêm tan filler, bạn cần kiêng một số điều sau:

  • Chườm lạnh vị trí tiêm tan filler trong 3 ngày đầu tiên.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Kiêng ăn hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, lòng đỏ trứng gà.
  • Không nên ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai.
  • Tránh vận động quá mạnh khiến vùng tiêm tan filler bị biến dạng.

Tiêm tan filler là cách chữa cháy kịp thời cho những trường hợp tiêm filler hỏng. Song, nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn nếu bạn thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín. chất lượng. Các chuyên gia cảnh báo, không nên lạm dụng tiêm tan filler quá nhiều lần bởi nó tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm.

spot_img

Bài viết mới nhất

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

error: Content is protected !!