Trang ChủGóc Làm ĐẹpXăm môi bị sưng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Xăm môi bị sưng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Xăm môi là phương pháp thẩm mỹ an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Một số tác dụng phụ thường gặp là sưng tấy, mưng mủ, viêm nhiễm và nhiễm trùng. Vậy xăm môi bị sưng phải làm sao? Sau khi xăm nên chăm sóc đôi môi như thế nào cho an toàn. Tạp chí Chia sẻ làm đẹp sẽ tổng hợp các thông tin bổ ích nhất cho bạn trong bài viết dưới đây.

Xăm môi bị sưng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục
Xăm môi bị sưng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân xăm môi bị sưng

Trước khi tìm hiểu xăm môi bị sưng phải làm sao, bạn phải tìm ra chính xác nguyên nhân môi bị tổn thương như vậy. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến môi bị sưng sau khi xăm:

Cơ địa nhạy cảm với mực xăm

Cơ địa là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mọi phương pháp thẩm mỹ, trong đó có xăm môi. Đa phần các trường hợp xăm môi bị sưng là do cơ địa quá nhạy cảm và khó tương thích với mực xăm. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày rồi sẽ tự khỏi. Nếu da quá dữ, cơ địa xấu thì môi có thể sưng lâu hơn, khoảng 5-7 ngày.

Công nghệ xăm môi lạc hậu, kim xăm bẩn

Ngoài cơ địa, môi bị sưng cũng có thể do công nghệ quá cũ kỹ, lỗi thời, xâm lấn mạnh vào da. Các đầu kim xăm quá to, không được sát trùng cẩn thận trước khi thực hiện khiến môi bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài hiện tượng sưng tấy, môi còn rất lâu hồi phục và khó chăm sóc về sau.

Tay nghề kỹ thuật viên xăm môi kém

Nguyên nhân tiếp theo khiến môi sưng sau khi xăm nhất định phải kể đến là tay nghề yếu kém, thiếu chuyên nghiệp của kỹ thuật viên. Dù đã được cải tiến với mức độ xâm lấn tối thiểu nhưng nếu thao tác không khéo léo, non kinh nghiệm, kỹ thuật viên vẫn khiến môi sưng đau, đỏ rát, thậm chí là nhiễm trùng do đầu kim tác động quá thô bạo. 

Không những thế, sau khi hồi phục, đôi môi cũng rất khó đảm bảo được hiệu quả thẩm mỹ do đường nét vụng về, lởm chởm.

Tay nghề kỹ thuật viên xăm môi kém khiến môi bị sưng
Tay nghề kỹ thuật viên xăm môi kém khiến môi bị sưng

Chăm sóc môi sau xăm sai cách

Quá trình chăm sóc, vệ sinh hậu thẩm mỹ quyết định đến 80% khả năng hồi phục của đôi môi. Nếu chủ quan, lơ là, không tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, môi sẽ sưng đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số yếu tố không đảm bảo khác

Ngoài ra, việc môi bị sưng sau khi xăm còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như:

  • Sử dụng quá nhiều thuốc ủ tê.
  • Kim xăm quá lớn, khiến môi đau đớn và sưng tấy.
  • Kỹ thuật đi kim xăm quá nhanh và quá dài, tạo áp lực mạnh đè lên đôi môi.
  • Mực xăm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại cũng như tạp chất bên trong.
  • Liếm môi, sờ tay lên môi, để môi tiếp xúc với nước khi chưa hồi phục hoàn toàn.

Xăm môi bị sưng phải làm sao?

Vậy xăm môi bị sưng phải làm sao? Dưới đây là cách khắc phục nhanh chóng và an toàn nhất bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Chườm đá

Chườm đá nếu môi có dấu hiệu bị sưng sau khi xăm
Chườm đá nếu môi có dấu hiệu bị sưng sau khi xăm

Chườm đá là giải pháp hữu hiệu cho những vết sưng, tấy trên cơ thể. Nhiệt lạnh của đá sẽ giúp vết sưng dịu đi và teo lại trong tức khắc, xua tan cảm giác đau nhức và kích thích máu huyết lưu thông. Ngoài ra, chườm đá sau khi xăm môi cũng giúp môi lên màu đẹp và bền hơn.

Cách chườm đá cho đôi môi đang sưng sau khi xăm:

  • Bọc 1-2 viên đá vào 1 mảnh khăn xô hoặc khăn mềm, mỏng, sạch.
  • Chạm và di chuyển miếng vải nhẹ nhàng quanh môi. Bạn không nên giữ đã quá lâu tại một vị trí vì môi sẽ bị bỏng lạnh.
  • Chườm liên tục trong 5-10 phút là được.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Trả lời cho thắc mắc xăm môi bị sưng phải làm sao, chuyên gia khuyến cáo bạn nên thay đổi một số thực đơn để môi hồi phục nhanh chóng. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho vết thương hở, bạn cũng nên kiêng toàn bộ các món ăn dễ gây kích ứng và ngứa ngáy 1-2 tháng sau xăm.

Danh sách các thực phẩm nên ăn sau khi xăm môi:

  • Nước lọc, nước ép, sinh tố trái cây, rau củ.
  • Sữa tươi, sữa chua bổ sung hàm lượng vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn dồi dào giúp môi nhanh hết sưng và lên màu đẹp mắt.
  • Trái cây giàu vitamin A, B, C, K, E,… và các chất chất chống oxy hóa như dứa, cà rốt, cà chua, cam, quýt, dưa hấu, dưa leo,…
  • Rau xanh bổ sung chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Danh sách các thực phẩm nên kiêng sau khi xăm môi:

Thực phẩm nên kiêng sau khi xăm môi
Thực phẩm nên kiêng sau khi xăm môi
  • Thịt gà, thịt bò, hải sản, cơm nếp, rau muống,… khiến môi sưng nặng hơn và khó hồi phục.
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, đồ chiên rán, nhiều gia vị, cay nóng.
  • Đồ uống có gas, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà.

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe nói chung và cải thiện tình trạng sưng môi khó chịu.

Uống hoặc bôi thuốc

Nếu đang không biết xăm môi bị sưng phải làm sao thì câu trả lời là uống và bôi thuốc. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác sưng sau khi xăm môi mà còn kích thích tiến trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. 

  • Thuốc Acyclovir và Alpha Choay là hai loại thuốc uống có tác dụng giảm sưng đau tốt nhất cho những đối tượng mới xăm môi hoặc đang có vết thương hở.
  • Các thực phẩm chức năng dạng viên uống bổ sung vitamin C, vitamin E giúp tái tạo collagen ở tầng biểu bì để môi bớt sưng và lành thương sớm.
  • Với thuốc bôi, bạn chỉ nên sử dụng thuốc mỡ Tetracyclin hoặc Vaseline để đảm bảo an toàn.

Ngoài thuốc uống, thuốc bôi, bạn cũng nên sử dụng thêm các loại son dưỡng như Bioderma, Power Repair CSLab Complex, son PCD,… hàng ngày.

Nếu còn ngần ngại về việc sử dụng thuốc trong thời gian này, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định cụ thể.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi môi bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi chăm sóc môi sau xăm

Cách chăm sóc môi sau khi phun xăm
Cách chăm sóc môi sau khi phun xăm

Để không rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”, băn khoăn bị xăm môi bị sưng phải làm sao thì trong quá trình chăm sóc, chị em cần hết sức chú ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày, ngừng đánh răng đến khi môi bong vảy hoàn toàn để bảo vệ làn da môi yếu ớt trong giai đoạn này.
  • Không đánh son, không sử dụng mỹ phẩm trong 1 tuần đầu tiên.
  • Đeo khẩu trang, đội mũ, che ô mỗi khi ra đường để môi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Không hôn môi, không quan hệ tình dục bằng miệng để tránh sưng đau, viêm nhiễm.
  • Không sờ, gãi môi, không liếm môi.
  • Hạn chế sử dụng sữa rửa mặt, tẩy da chết, kem chống nắng.
  • Không xông hơi, không đi bơi hồ, tắm biển.

Một số vấn đề khác bạn có thể gặp phải sau khi xăm môi

Bên cạnh nỗi lo lắng xăm môi bị sưng phải làm sao, nhiều người còn phải đối mặt với các rủi ro đáng lo ngại sau khi xăm môi như:

  • Đau đớn, châm chích ngay sau khi xăm. 
  • Môi không lên màu, nhợt màu, loang màu, thâm sạm.
  • Xăm môi bị nổi mụn nước, nhiễm trùng.

Để hạn chế các biến chứng trên, chị em chỉ nên xăm môi tại các cơ sở thẩm mỹ thật sự uy tín, sở hữu công nghệ máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn đã tìm ra phương án xử lý khi không biết xăm môi bị sưng phải làm sao. Để ngăn ngừa tình trạng môi sưng tấy, nổi mụn, nhiễm trùng…chị em phải tìm đến các cơ sở làm đẹp uy tín, chăm sóc môi cẩn thận sau khi thực hiện đến khi môi hồi phục hoàn toàn và lên màu chuẩn đẹp như ý muốn.

spot_img

Bài viết mới nhất

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

error: Content is protected !!