Trang ChủGóc Làm ĐẹpXăm môi có được ăn rau ngót không? Cần lưu ý những gì?

Xăm môi có được ăn rau ngót không? Cần lưu ý những gì?

Rau ngót là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Do đó, các món ăn được chế biến từ rau ngót được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với những chị em vừa thực hiện xăm môi có được ăn rau ngót không? Cần lưu ý những gì sau khi ăn rau ngót? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xăm môi có được ăn rau ngót không?
Xăm môi có được ăn rau ngót không?

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam, nó rất dễ trồng, dễ sống, dễ ăn và rất giàu chất dinh dưỡng nên loại rau này thường xuất hiện trong mỗi bữa cơm của các gia đình. Đa phần, rau ngót thường được dùng để nấu canh cùng với tôm, thịt hoặc các loại xương, nhúng lẩu,… 

Trong lá rau ngót có chứa tính mát lạnh nên có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt, đồng thời rau ngót còn giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, kháng khuẩn, bổ huyết,… Vậy sau khi xăm môi có được ăn rau ngót không? Trước khi tìm hiểu điều này hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của rau ngót nhé. 

Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Về giá trị dinh dưỡng trong 100g rau ngót cung cấp: năng lượng 35 kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g cellulose; canxi 169mg; sắt 2,7mg; magie 123mg; manga 2.400mg; phospho 65 mg; kali 457mg; natri 25mg; kẽm 0,94mg; đồng 190µg; vitamin C 185mg và vitamin A 6.650µg. Rau ngót có nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như canxi, sắt, vitamin A, vitamin C… và chất xơ. Vì giá trị các chất dinh dưỡng có trong rau ngót mà các lứa tuổi dùng rất tốt cho sức khỏe. 

Xăm môi có được ăn rau ngót không?

Các món ăn được chế biến từ rau ngót được rất nhiều người yêu thích, nó thường có mặt trong các bữa cơm gia đình. Thế nhưng, đối với nhiều chị em thực hiện xăm môi cần phải kiêng cữ rất nhiều loại thực phẩm để tránh trường hợp môi mưng mủ, xưng viêm, lâu phục hồi tổn thương và đồng thời lên màu không chuẩn. Điều này khiến các chị em lo lắng rằng sau khi xăm môi có được ăn rau ngót không

Công dụng của rau ngót đối với cơ thể
Công dụng của rau ngót đối với cơ thể

Như đã biết, rau ngót chứa làm lượng vitamin C cao, còn cao hơn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… Thành phần này có tác dụng kích thích sản sinh collagen giúp các vết thương hở, các vùng da bị tổn thương nhanh chóng được phục hồi và tái tạo tế bào mới khoẻ hơn. Nhờ đó mà khi ăn rau ngót, vùng môi bị tổn thương sau khi phun xăm sẽ nhanh lành, bong vảy và lên màu đẹp.

Bên cạnh đó, thành phần Vitamin A có trong rau ngót còn giúp chống nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình lành vết thương sau xăm môi diễn ra nhanh hơn, đồng thời, duy trì sự khỏe mạnh của da môi sau khi lành lại. Công dụng này của Vitamin A có trong rau ngót không chỉ ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào môi sau phun, mà còn giúp môi lên màu đẹp, tươi tắn, căng mọng tràn đầy sức sống hơn.

Ngoài ra, những thành phần khác trong rau ngót cũng rất tốt cho môi, giúp giữ ẩm cho môi được ẩm mịn, mềm mại và chống lão hoá.

Vậy rau ngót mang lại nhiều công dụng tốt cho môi như vậy thì “xăm môi có được ăn rau ngót không?” Câu trả lời là “có”. Rau ngót không chỉ lành tính với môi mà còn rất tốt cho môi. 

Những lưu ý khi ăn rau ngót để môi lên màu đẹp

Mặc dù các món ăn từ rau ngót rất dễ nấu, nhưng nếu nấu không đúng cách sẽ khiến rau ngót bị mất đi các chất dinh dưỡng và không thể phát huy hết được những công dụng vốn có của nó. Tuy nhiên, khi nấu rau ngót cần chú ý:

Những lưu ý khi ăn rau ngót để môi lên màu đẹp
Những lưu ý khi ăn rau ngót để môi lên màu đẹp
  • Không nên vò nát rau khi nấu để giữ trọn dinh dưỡng của rau ngót. Vitamin A và Vitamin C rất dễ bị mất đi nếu vò nát. Do đó, bạn nên giữ nguyên rau ngót, nấu trên lửa vừa chín, không đun sôi quá lâu.
  • Ăn ngay sau khi nấu: Đây cũng là một trong những bí quyết giúp bảo tồn được giá trị dinh dưỡng có trong rau, đồng thời giúp rau được ngon hơn. Nếu để quá lâu sẽ khiến rau ngót chín nhiều, dễ đen, khó giữ được hết các thành phần dinh dưỡng.
  • Nên chọn mua rau ngót ở siêu thị hoặc có xuất xứ tin cậy, để đảm bảo rau bạn ăn không phun thuốc kích thích hoặc thuốc trừ sâu,.. Bạn nên chọn mua loại rau có màu xanh lá mạ, lá mỏng, cứng, có thể chọn những bó rau có lá bị sâu ă, lá không có màu lạ, không chọn bó rau ngót có lá xoăn lại.
  • Trước khi nấu cần phải nhớ ngâm rau với nước muối, rửa sạch rau nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, các chất độc hại.
  • Tránh nấu rau ngót với các thực phẩm cần kiêng sau khi phun xăm môi như: thịt bò, thịt gà, tôm, hải sản, nước tương, trứng,… Do đó, khi chế biến các món ăn từ rau ngót, bạn không nên kết hợp nấu với chúng. Nhưng bạn có thể kết hợp với một số thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g/ngày, không nên ăn quá nhiều, không nên ăn liên tục hàng ngày để đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tránh xào hay nấu canh rau ngót với quá nhiều mỡ, bởi những món dầu mỡ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi.

Tổng kết:

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về rau ngót và trả lời được cho câu hỏi “xăm môi có được ăn rau ngót không?” Sau khi xăm môi, hãy chăm sóc môi thật kỹ, bổ sung những thực phẩm tốt sau khi xăm để giúp phục hồi môi nhanh chóng và môi lên màu đẹp hơn.

Website: chiaselamdep.vn

spot_img

Bài viết mới nhất

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

error: Content is protected !!